Thuật
ngữ “nghiên cứu khoa học” được sử dụng rộng răi trong nhiều t́nh huống, nhiều
lĩnh vực, không chỉ trong giáo dục. Nghiên cứu khoa học có vai tṛ to lớn trong
việc tạo nên những hiểu biết mới về thế giới như Neil Amstrong từng nói: “Nghiên
cứu là để tạo nên tri thức mới” (Research is creating new knowledge). Nghiên cứu
khoa học thường được hiểu là những nghiên cứu vĩ đại, đưa ra những cải tiến đột
phá để thay đổi thực tiễn. Thế nhưng trên thực tế, nghiên cứu khoa học cũng có
thể chỉ là khám phá những điều bình thường của cuộc sống. Quan điểm này dường
như rất phù hợp với các nghiên cứu khoa học của sinh viên, những người đang chập
chững bước vào giai đoạn học tập có tính chất nghiên cứu. Họ được khuyến khích,
t́m ṭi những tri thức, sản phẩm mới nhưng đó là mới với họ mà thôi.
Để
phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên, nhiều trường đại học hiện
nay đều triển khai học phần Tổ chức dạy học phương pháp nghiên cứu khoa học giáo
dục như một học phần bắt buộc. Trong các trường sư phạm, học phần này được tập
trung vào các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Là giảng viên nhiều năm
của học phần trên, các tác giả của quyển sách này đa thiết kế hệ thống hoạt động
tổ chức dạy học để người học đạt năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục trong
thời gian học tập có hạn.
Tổ
chức dạy học phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
được thiết kế thành 20 môdun tổ chức dạy học. Mỗi môdun được xác định mục tiêu
cụ thể, nội dung trọng tâm, giới thiệu cụ thể tài liệu học tập, hướng dẫn chi
tiết tự học, gợi ư tiến trình tổ chức dạy học với hệ thống hoạt động trải
nghiệm giúp người học chiếm lĩnh lí luận, hình thành năng lực thực tiễn nghiên
cứu khoa học giáo dục và thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập để kiểm tra, đánh
giá năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của người học.